(Đời sống) - Có lẽ nhìn thấy được hiệu quả của hành động nhờ dân của Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Y tế, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, Bộ ngày càng tạo điều kiện cho những người có điều kiện để giám sát kì thi, ngay cả học sinh có điều kiện cũng có thể giám sát các thầy các cô… Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có cuộc trao đổi với báo Dân Trí về vụ việc vi phạm quy chế trong phòng thi ở Hội đồng thi THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) Trả lời câu hỏi về việc dư luận “nghi ngờ” chất lượng giáo dục thật của ngành, ông Hiển cho biết: “Tôi biết, chắc vẫn còn nhiều nơi vi phạm kỷ luật thi, vì thế việc xã hội nghi ngờ về chất lượng kì thi này cũng đúng thôi. Để thuyết phục xã hội thì chúng ta phải tổ chức dạy và học cho thật tốt, kiểm tra đánh giá nghiêm túc thành một nề nếp thường xuyên. Nếu cả quá trình mà không nghiêm túc thì ở kì thi tốt nghiệp THPT cũng khó mà nghiêm túc được.” Ông Hiển cũng chia sẻ về những khó khăn của ngành: “Nguyên tắc, quy chế đã chặt chẽ nhưng lực lượng để giám sát thường xuyên không phải lúc nào cũng đến kiểm tra được” và nhấn mạnh: "Ai không làm tròn trách nhiệm, bị phát hiện thì phải xử lí". Lãnh đạo Bộ Giáo khung nhà thép tiền chế dục cũng đề cập đến việc nhờ dân: “Bộ GD-ĐT ngày càng tạo điều kiện cho những người có điều kiện để giám sát kì thi, ngay cả học sinh có điều kiện cũng có thể giám sát các thầy các cô… Trước hết, những việc làm này sẽ thúc đẩy ngành phải làm nghiêm túc hơn. Khi mọi người cùng tham gia giám sát sẽ giúp nâng cao chất lượng của giáo dục lên. Từ đây chúng ta mới hướng đến được việc thi cử nghiêm túc thật và lúc đó mới mang lại niềm tin cho xã hội”. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển Động thái này của Bộ GD-ĐT có lẽ học tập sáng kiến 'nhờ dân' của các Bộ, ngành mới thực hiện gần đây. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng từng kêu gọi nhân dân tham gia giám sát chất lượng các công trình giao thông sau một loạt những vấn đề nhức nhối về ùn tắc giao thông, các công trình, dự án giao thông xuống cấp nghiêm trọng dù chỉ mới được đưa vào sử dụng khiến Bộ trưởng ngày đêm đau đầu. Sau bao nỗ lực, từ việc yêu cầu nhân viên đi xe bus ít nhất mỗi tuần một lần, đòi hỏi người dân dân thể hiện lòng yêu nước bằng việc đóng phí đường bộ cho đến việc liên tục “trảm tướng” để răn đe... thế nhưng, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn không hề có dấu hiệu thuyên giảm, chất lượng các công trình, dự án cũng chưa được khởi sắc. “Có bệnh thì vái tứ phương”, Bộ trưởng Thăng đành phải mở lời nhờ dân giám sát chất lượng các cau thang công Bệnh ngứa trình giao thông. Hay vào thời điểm khó khăn trước việc không có bằng chứng để xử lí các hành vi vi phạm y đức của một bộ phận y bác sĩ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi nhân dân: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi”. Sau lời nhờ dân của Bộ trưởng Tiến, lập tức, người dân hăng hái ghi lại cả những hình ảnh tiêu cực khác như mà ảnh chụp nhân viên y tế ăn bớt vắc xin tiêm phòng cho trẻ em và hẳn nó đã được chuyển đến tay Bộ trưởng. Dân cần, dân bức xúc thì dân cũng phải có trách nhiệm chung tay vào mà hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng, có như vậy những khó khăn, bức xúc mới được giải quyết triệt để. Các bộ còn bận nhiều việc, chỉ có thể giải quyết được phần nào, cho nên còn việc gì khó hay
những việc chưa giải quyết được ngay thì bộ trông cậy cả vào nhân dân. Nói đâu xa, hành động nhờ dân đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi mới đấy, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị mất trộm chiếc đồng hồ kim cương bạc tỷ. Buồn bã, thất vọng, ông hoàng scandal đã phải rút tiền mua chiếc đồng hồ khác tương tự, nhưng không quên viết tâm thư nhờ dân tìm đồng hồ giúp mình. Chưa đầy một tuần sau, chiếc đồng hồ quý giá đã trở về với chủ cũ. Có vẻ như 'nhờ dân' đã trở thành một biện pháp hữu hiệu mà mỗi khi găp phải khó khăn, từ sao Vbiz đến lãnh đạo các Bộ, ngành. Thế nên, Bộ Giáo dục hãy kỳ vọng, với sự giám sát của người dân, cuộc chiến chống tiêu cực thi cử của ngành sẽ có hiệu quả rõ rệt. Huyền Thương (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment